Ngoài ý nghĩa và giá trị của món quà tặng ra còn một yếu tố nữa quyết định món quà đó có hấp dẫn hay không đó là sự bất ngờ
Người nhận quà phải thật bất ngờ khi nhận gói quà
rồi lại thật thích thú khi mở nó ra. Vậy nên, để xác định đầy đủ giá
trị thực sự của món quà còn cần phải cộng thêm thời gian và lượng chất
xám đã tiêu thụ khi suy nghĩ, chọn và tìm mua đúng món quà.
Theo
nhà phân tâm học Marcel Rufo, có loại quà tặng biểu cảm luôn được người
nhận mừng rỡ, là loại quà có thể là rẻ tiền nhưng nói lên lý do “tôi
thích bạn, mến bạn, cảm tạ bạn”. Ở trường hợp này, quà không còn là món
hàng vật chất bình thường nữa mà là một lời nhắn thắt chặt thêm quan hệ
xã hội giữa người cho và người nhận.
Mua quà tặng
cho người thân trong gia đình mình thì khá dễ. Cứ chịu khó lắng nghe
trong những bữa cơm tối, những lần đi mua sắm, giải trí chung thì bạn đã
nắm bắt được vợ (chồng), các con đang ao ước gì. Hãy ghi chúng vào
miếng giấy để đến dịp nào đó như sinh nhật, lễ kỷ niệm... thì mua ngay. Mua quà tặng sếp hay đồng nghiệp, quà tặng nhân viên khó hơn chút ít vì cơ hội để nắm sở thích của họ không nhiều.
Mua
quà là cả một nghệ thuật và nhận quà cũng là một nghệ thuật. Ngay từ
năm 1925 nhà xã hội học Marcel Mauss đã viết rằng “ngay từ lần đầu trong
đời nhận quà sinh nhật,
đứa bé đã được bố mẹ truyền cho niềm vui nhận quà và học cách sau này
cũng mang niềm vui ấy đến cho mọi người chung quanh”. Ngày nay nữ giáo
sư Régine Sirota nói thêm rằng từ nhỏ đứa bé đã được dạy cho biết cách
thể hiện niềm vui nhận quà, che giấu sự bất mãn vì món quà không vừa ý,
cách đón nhận món quà thật lễ phép.
Ở
các nước phương Tây, người ta hớn hở mở quà trước mặt người thân. Ở
Nhật món quà phải được nhận bằng cả hai tay nâng niu kèm theo cái cúi
đầu thật sâu và chỉ được mở sau khi người cho quà đã ra về.